Kinh nguyệt và những điều chị em chưa biết!
Kinh nguyệt là dấu hiệu thay đổi tâm sinh lý, thể chất ở nữ giới. Việc trang bị kiến thức về kinh nguyệt khiến chúng ta hiểu rõ hơn cơ thể mình, từ đó biết được các chứng rối loạn kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm!
Các giai đoạn chu kì kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang trứng): Đây là giai đoạn các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nó kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung dày lên.

- Giai đoạn rụng trứng: Một hoóc môn có tên Luteninizing được tiết ra khi estrogen đạt mức cao nhất. Hoóc môn này kích thích các nang trứng trội bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.
- Giai đoạn hoàng thể (giai đoạn tiết chế): Các nang sau khi vỡ phát triển thành một hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và estrogen. Hai hoóc môn này làm tử cung và nội mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc mang thai, đồng thời chúng cũng ức chế bài tiết các hoóc môn ở tuyến yên để ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.
- Giai đoạn kinh nguyệt: Nếu trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ được cấy ghép vào trong nội mạc tử cung và sinh ra hoóc môn để duy trì hoàng thể. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt và trứng không được thụ tinh.
Chu kì kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Chu kì kinh nguyệt bình thường được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kì đến khi bắt đầu chu kì tiếp theo trong khoảng từ 21-35 ngày.
>> xem them: Kiến thức tổng hợp về hiện tượng kinh nguyệt không đều [Chị em nên biết]
Sự thay đổi nhẹ độ dài giữa các chu kỳ thường là bình thường. Ví dụ nếu chu kỳ kinh tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ khác là 30 ngày, điều này nằm trong phạm vi bình thường. Nếu bạn có chu kỳ kinh thay đổi nhiều nghĩa là bất thường. Đôi khi do căng thẳng hay bệnh tật, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể bị trì hoãn và bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ. Nhưng nếu bạn đã lỡ chu kỳ 60 ngày mà không mang thai, bạn nên gặp bác sĩ.
Tình trạng chu kỳ kinh kéo dài > 35 ngày, thậm chí vài tháng được gọi là kinh nguyệt thưa. Trái với kinh thưa là kinh mau với vòng kinh từ 21 ngày trở xuống. Hiện tượng kinh thưa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, vì ít rụng trứng nên tỷ lệ mang thai giảm. Nếu bạn có hiện tượng kinh nguyệt thưa cần đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chu kì kinh nguyệt bất thường
Trung bình, chu kì kinh nguyệt của phụ nữ bình thường trong khoảng từ 3-5 ngày. Kéo dài quá 7 ngày được gọi là bất bình thường nếu như lượng máu quá ít.
Nếu kéo dài trên 7 ngày và có tính chu kỳ được gọi là hiện tượng rong kinh. Rong huyết cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh- rong huyết. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy khi có triệu chứng, phụ nữ cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Lượng máu bao nhiêu là bình thường?
Mọi người cứ nghĩ chắc hẳn nữ giới hành kinh mất rất nhiều máu? Nhưng không, họ chỉ mất 2 thìa máu, thậm chí 4-6 thìa.
Trường hợp phải thay băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu đông quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì là bất thường. Cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt thì được cho là bình thường.

Bình thường vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ có lượng kinh nguyệt nhiều hơn, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc mỗi hai giờ. Nếu thấy rằng mình phải thay băng vệ sinh trong 2-3 giờ liên tục, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
>> xem them: Kinh nguyệt ra ít :Top 13 nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người rất khác nhau. Ở người này thời gian hành kinh chỉ kéo dài hai đến ba ngày, nhưng ở người khác có thể kéo dài bảy, tám ngày. Có người khi hành kinh chỉ cần thay băng vệ sinh vài ba lần / ngày, nhưng có người thay liên tục vẫn bị thấm ướt ra ngoài. Tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày được gọi là cường kinh, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ vì gây mất nhiều máu. Tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài (từ hai ngày trở xuống) được gọi là thiếu kinh. Khi gặp tình trạng như trên, nữ giới cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện tượng kinh nguyệt trong ngày đèn đỏ
Trong những ngày đèn đỏ, chị em thường có những dấu hiệu sau:
- Tâm trạng thất thường: Bạn gái dễ nổi nóng, tâm trạng thay đổi thất thường, hay sốt ruột, suy nghĩ tiêu cực, năng nề trong kỳ "đèn đỏ". Đây là một hiện tượng bình thường, xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Sau khi trứng rụng, progesterone (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng.
- Mệt mỏi: Hầu hết các bạn gái sẽ phải trải qua cảm giác bồn chồn và mệt mỏi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (PMS). Các triệu chứng thường gặp là đau tức ngực, nhức đầu, đau lưng, đau vai,...
- Đau bụng: Đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày trước hoặc trong kì kinh nguyệt. Tình trạng đau ở mỗi người không giống nhau, có người đau âm ỉ, có người lại bị đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, chị em sẽ biết được chu kì kinh của mình bình thường hay bất thường cũng như cách điều trị hiệu quả, kịp thời.
Các tìm kiếm liên quan đến kinh nguyệt
kinh nguyệt là gì
cơ chế kinh nguyệt
máu kinh nguyệt là gì
máu kinh nguyệt chảy ra từ đâu
hiện tượng kinh nguyệt
chu kỳ kinh nguyệt là gì
giải thích hiện tượng kinh nguyệt
kinh nguyệt không đều