Giải đáp tất tần tật về vấn đề khám sức khỏe phụ khoa tổng quát cho nữ giới!
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát là vấn đề cần thiết đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng, nhiều người còn khá lạ lẫm, băn khoăn không biết khám phụ khoa như thế nào, quy trình ra sao, bao gồm những xét nghiệm nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về những vấn đề đó, chị em cùng tham khảo nhé!
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát là gì?
Khám bệnh phụ khoa bao gồm: Các thủ thuật thăm khám xung quanh bộ phận sinh dục nữ như buồng trứng, tử cung, vòi tử cung, âm đạo hay âm hộ, gò mu.
Khám bệnh phụ khoa là thủ thuật cần thiết đối với bất cứ người phụ nữ nào, bất kể người đó đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Độ tuổi thích hợp nhất để đi khám phụ khoa là khi vừa bước sang tuổi 21 và nên 6 tháng khám 1 lần.

Tại sao phải khám sức khỏe phụ khoa tổng quát?
Bộ phận sinh dục nữ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa ngáy, ẩm ướt vùng kín, vùng kín có mùi hôi thối…. không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, mất thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, thậm chí có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, nguy hiểm tính mạng. Vì thế, khám phụ khoa giúp chị em loại bỏ các bệnh nguy hiểm, tránh vô sinh- hiếm muộn.
>> Xem thêm: Giải đáp lí do: Cặp vợ chồng tương lai nên đi khám tiền hôn nhân!
Ngoài ra, khám phụ khoa để xác định sức khỏe của bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Đối với những người bình thường, khám phụ khoa để chắc chắn rằng họ vẫn đang khỏe mạnh.
- Đối với những người đang gặp bất thường ở vùng kín, khám phụ khoa có thể giúp họ phát hiện ra bệnh lý liên quan đến buồng trứng hoặc âm đạo, từ đó có thể định hướng điều trị kịp thời.
- Khám phụ khoa định kỳ cũng là một cách để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm hay ung thư phụ khoa.
- Khám phụ khoa có vai trò nhất định trong việc duy trì khả năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát là khám những gì?
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát bao gồm khám bên trong và bên ngoài vùng kín. Vì vậy, khi thăm khám, bác sĩ sẽ khám bằng mắt, bằng tay hoặc khám sâu bằng các dụng cụ y tế hay máy móc hiện đại.
Trước khi tiến hành khám phụ khoa tổng quát, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi như:
- Đã từng quan hệ tình dục hay chưa? (Câu hỏi này rất quan trọng vì nếu người bệnh chưa từng quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật thăm khám sao cho không gây tổn thương đến vùng kín và màng trinh).
- Kinh nguyệt có đều không? Đã từng đi khám phụ khoa lần nào chưa? Có tiền sử mắc bệnh phụ khoa hay bệnh lý nào khác không?
- Có cảm thấy khó chịu, bất thường ở đâu không?
Những người đi khám lần đầu có thể thấy các câu hỏi này có phần nhạy cảm, thế nhưng bạn chắc chắn phải trả lời thành thật với bác sĩ để họ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật thăm khám cần thiết, tuy nhiên đa phần chị em khi đi khám phụ khoa đều chọn gói thăm khám tổng quát. Gói khám bao gồm:
- Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ tiến hành lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áp, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tiền sử bệnh lý làm cơ sở chẩn đoán, đưa ra phác đồ thăm khám cụ thể hơn.
- Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... giúp phát hiện dấu hiệu bất thường.
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn vào trong âm đạo, tử cung để quan sát kỹ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có. Nếu phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch từ cổ tử cung để xét nghiệm xem có chứa dịch khuẩn, hay có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không.
Khám trực tràng: Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra có khối u nào không. Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiêm khác.
- Khám vùng ngực: Khám vú là bước quan trọng giúp phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Các bệnh nhân sẽ phải tiến hành siêu âm nếu phát hiện có khối u sau khi kiểm tra vùng vú, xương đòn và nách.
- Khám vùng bụng: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn để kiểm tra xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung, kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không, có khối u nào không.
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát bao gồm những xét nghiệm nào?
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát gồm nhiều thủ thuật và xét nghiệm khác nhau. Trong quá trình khám cơ quan sinh dục, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm như: xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào cổ tử cung...
Tuy vậy, khám bệnh phụ khoa không phải là công việc chiếm quá nhiều thời gian của bạn. Thủ thuật thăm khám ban đầu chỉ mất khoảng 5 phút. Và nếu không phải chờ đợi, chỉ cần khoảng 1 giờ đồng hồ là bác sĩ đã hoàn thành mọi thủ tục đi kèm phía sau.
Khám phụ khoa bao gồm cả thăm khám bên ngoài và một số xét nghiệm cần thiết:

- Kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục bằng tay: Nhằm quan sát xem bụng có vết mổ không, vùng kín có mụn, nếp gấp hay khí hư bất thường hay không. Các thủ thuật thăm khám tiếp theo sẽ được chỉ định tùy thuộc vào kết quả của bước thăm khám bên ngoài.
- Siêu âm đầu dò: Bác sĩ sẽ đưa đầu dò siêu âm vào bên trong âm đạo để phát hiện các bất thường trong âm đạo hay buồng trứng. Phương pháp này chỉ dùng với những người đã quan hệ tình dục.
- Siêu âm ổ bụng: Mục đích tương tự như siêu âm đầu dò, nhưng sử dụng với những cô gái còn trinh.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Khám phụ khoa tổng quát cần xét nghiệm dịch âm đạo để xem người bệnh có bị nhiễm nấm hay vi khuẩn gây bệnh hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt và thìa lấy dịch nếu bạn đã từng quan hệ. Và ngược lại nếu như bạn “còn nguyên”, họ sẽ chỉ dùng 1 chiếc tăm bông để lấy dịch âm đạo phía bên ngoài.
- Khám hậu môn, trực tràng: Nhằm phát hiện các khối u đằng sau tử cung hoặc các khu vực xung quanh đó.
- Xét nghiệm công thức máu: Để xác định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến thiếu máu, viêm nhiễm hay các bất thường về tủy xương và nguy cơ ung thư.
- Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua việc quan sát màu sắc, độ trong và xét nghiệm thành phần của nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhiễm trùng, bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc để biết một người phụ nữ có đang mang thai hay không.
- Xét nghiệm kính phết cổ tử cung: Khám phụ khoa cần xét nghiệm này để phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Bao gồm xét nghiệm Estradiol, Progesterol, Prolactin, FSH, và LH để kiểm tra sức khỏe sinh sản.
Vậy theo những vấn đề cần làm ở trên thì chúng ta cần biết xét nghiệm phụ khoa bao nhiêu tiền?
Tùy từng thời điểm và địa chỉ khám, chi phí cho các xét nghiệm phụ khoa trên trong khoảng 1,5 – 4 triệu đồng.
Khám sức khỏe phụ khoa có đắt không?
Chị em khi đến khám phụ khoa không những ngại ngùng mà còn lăn tăn không biết khám có mất nhiều tiền không, dưới đây là những giải đáp của bác sĩ Giao Thị Kim Vân về vấn đề này.
>> xem thêm:Giải đáp: Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao nhiêu tiền?
Giá khám bệnh phụ khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trên thực tế để biết được khám phụ khoa giá bao nhiêu, chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Giá khám phụ khoa ở bệnh viên công thường rẻ hơn so với phòng khám hoặc bệnh viện tư.
- Giá khám phụ khoa còn phụ thuộc vào số lượng các xét nghiệm mà bạn cần thực hiện. Khám phụ khoa tổng quát bao gồm rất nhiều thủ thuật, nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng toàn bộ các thủ thuật đó.
Hiện nay, nếu chỉ thăm khám bên ngoài bằng tay thì người bệnh chỉ phải trả 100.000 đồng phí thăm khám cho bác sĩ ở bệnh viên công. Tại các cơ sở thăm khám tư nhân, chi phí này khoảng 200.000 đồng.
Khám sức khỏe phụ khoa tổng quát là một trong những cách bảo vệ sức khỏe phụ nữ thiết thực nhất. Đi khám phụ khoa định kỳ không những giúp chị em phòng tránh bệnh phụ khoa nguy hiểm mà còn giúp họ dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Các tìm kiếm liên quan đến khám sức khỏe phụ khoa tổng quát
khám phụ khoa tổng quát hết bao nhiêu tiền
khám phụ khoa tổng quát ở tphcm
khám phụ khoa tổng quát bệnh viện từ dũ
khám tổng quát
bảng giá khám phụ khoa thái hà
khám phụ khoa tầm bao nhiêu tiền
kinh nghiệm đi khám sức khỏe sinh sản
sợ đi khám phụ khoa