Bác sĩ giải đáp: Ngứa vùng kín bôi thuốc gì

Ngứa vùng kín là hiện tượng phổ biến ở nam và nữ. Khi mắc bệnh, mọi người thường có xu hướng tìm các loại thuốc bôi với mong muốn trị khỏi dứt điểm. Vậy, ngứa vùng kín bôi thuốc gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!  

Tìm hiểu ngứa vùng kín bôi thuốc gì

Bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: Nhiều người thường bị ngứa tái phát sau khi điều trị. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi trị ngứa đò là không được gãi, luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ, lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả”.

Ngứa vùng kín bôi thuốc gì?


Thuốc bôi trị ngứa vùng kín do rận mu

Khi bị ngứa do rận mu, người bệnh cần bôi thuốc ngứa:  moz-bite, promethazin…

Khi bị lây rận, người bệnh cần làm sạch nơi ở để loại bỏ loài ký sinh này. Thực hiện sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm cho đối tác.

Để ngăn ngừa sự lây nhiễm từ loài rận này, các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên mặc chung quần áo, dùng chung chăn, chiếu, khăn tắm, vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ hằng ngày, không nên mặc đồ lót chật vào mùa hè và quan hệ tình dục chung thủy..

>> xem them: Ngứa ngáy vùng kín: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị bệnh ngoài da ở vùng kín

Vùng da xung quanh hậu môn hay bộ phận sinh dục rất dễ bị hắc lào. Bệnh này dễ lây nhưng cũng rất dễ chữa, dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh rất khó có thể điều trị bệnh triệt để. 

Có rất nhiều loại thuốc bôi để trị hắc lào cụ thể như: dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat) với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol, Econazole, Miconazole, Oxiconazole, Oxiconazole…

Dung dịch cồn BSI


Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là làm tổn thương da nên cẩn thận trọng khi sử dụng thuốc nhất là khi dùng lâu dài.

  • Chàm – tổ đỉa có thể được điều trị bằng clotrimazal hoặc kentoconazole. 
  • Ghẻ bộ phận sinh dục có thể thoa kem permethrin 5% vào ban đêm, 1 tuần bôi 1 lần. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lindane chữa ghẻ vùng kín, nhưng loại này thường ít được sử dụng vì tỷ lệ điều trị thành công thấp, gây kháng thuốc hoặc gây độc hệ thần kinh. 
  • Ngứa vùng kín do mãn kinh: Điều trị bằng kem estrogen, viên nén hoặc đặt vòng âm đạo.
  • Những nguyên nhân gây ngứa hoặc kích ứng khác: Sử dụng kem steroid, làm giảm viêm . Một loại kem steroid mạnh theo toa có thể làm giảm kích ứng của xơ hóa lichen.

Đề phòng các bệnh ngoài da, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, hạn chế tiếp xúc hóa chất trong sinh hoạt từ bột giặt, nước xả vải, các loại xà bông thơm, xăng dầu, thuốc kháng sinh…không mặc chung quần áo với người khác, quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ nếu phát hiện đối tác bị mắc bệnh, cần chữa trị tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ, không bỏ giữa chừng khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm, không áp dụng chữa nhiều phương pháp cùng lúc.

Thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa tại vùng kín

Người bệnh ngứa vùng kín do dị ứng nước sinh hoạt hoặc dị ứng hóa chất… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng sinh Histamin và nhóm Corticosteroid nhằm chống ngứa, kháng viêm.

Nhóm Histamin:

  • Loại 1 bao gồm Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin… loại này thường có tác dụng phụ gây buồn ngủ
  • Loại 2 bao gồm Loratadin, cetirizin…do không tác động lên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ.

Nhóm Corticosteroid:

  • Bao gồm Hydrocortison, Betamethason, Prednisolon… thường được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc mỡ, kem bôi.
  • Để ngăn chặn các mô bị khô, giảm bỏng rát da trong qua trình điều trị ngứa âm đạo do dị ứng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm nhóm thuốc bảo vệ da có nguồn gốc từ thực vật (glycerin, bơ cao) hay mỡ cừu…

Thuốc Trị ngứa vùng kín do viêm – nấm âm đạo

Ngứa âm đạo do nấm men, tạp khuẩn hoặc vi khuẩn gây ra bởi môi trường PH vùng kín thay đổi, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, gây bệnh. Bệnh thường có biểu hiện: ra nhiều khí hư ngứa ngáy, khó chịu, màu khí hư thay đổi, có mùi hôi. 

  • Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm nấm men Candida albicans.

Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nấm âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa nystatin, clotrimazol, miconazol…

  • Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn Trichomonas:

Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa metronidazol, ternidazol…

  • Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn:

Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm tạp khuẩn âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa neomycin, polymycin, chloramphenicol…

Thuốc trị ngứa vùng kín do thay đổi nội tiết

Những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng thường bị ngứa vùng kín. Điều này xảy ra là do sự tụt giảm mạnh về hormone nội tiết. Vì thế, để khắc phục hiện tượng này, phụ nữ có thể sử dụng các nhóm thuốc đặt phục hồi estrogen bị mất đi:  Estradiol, Ethinylestradiol, Promestriene…

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa vùng kín 

Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình, đồng thời lưu ý một số vấn đề sau:

Quần lót chất liệu cotton thấm hút tốt


  • Khi sử dụng thuốc nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là vùng bị ngứa.
  • Sử dụng các loại quần lót được làm từ chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh cho các vi khuẩn, vi nấm có cơ hội tấn công vào vùng kín.
  • Tránh sử dụng băng vệ sinh hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm, dung dịch xịt vùng kín, tránh thụt rửa âm đạo.
  • Sử dụng nước và xà phòng không mùi làm sạch bộ phận sinh dục. Tuy nhiên không rửa nhiều hơn 1 lần mỗi ngày vì có thể gây khô âm đạo.
  • Luôn sử dụng giấy lau từ trước ra sau khi đi tiêu.
  • Thay tã cho bé gái thường xuyên.
  • Tuyệt đối không gãi vì có thể làm lây lan thêm các khu vực xung quanh.
  • Nếu đang bị khô âm đạo hãy sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nên kiêng quan hệ tình dục, để thuốc phát huy hiệu quả cũng như tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra các bộ phận khác.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, các thực phẩm sấy khô, khoai tây, mật ong, thực phẩm lên men...và nên ăn uống khoa học ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong trường hợp nếu sử dụng thuốc nhưng tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm hay có dấu hiệu nặng hơn bạn nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời hãy tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị khác phù hợp hơn.

Trên đây là những kiến thức bổ ích về vấn đề ngứa vùng kín bôi thuốc gì nhưng nó chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì vậy, khi bị ngứa, người bệnh nên tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định rõ ràng! 


Các tìm kiếm liên quan đến ngứa vùng kín bôi thuốc gì

ngứa mu vùng kín bôi thuốc gì

bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì

bôi thuốc mỡ vào vùng kín

bị ngứa vùng kín làm sao hết

bôi tetracyclin vào vùng kín

thuốc uống trị ngứa vùng kín

bị ngứa vùng kín nam bôi thuốc gì

cách trị ngứa mép vùng kín